Phong thủy quan trọng nhất của đời người không nằm ở thế đất đẹp hay xấu, cũng không nằm ở phần mộ tổ tiên có phúc lộc ( tức chốn ở nơi co long mạch tốt) hay không...
Có câu chuyện kể về một gia chủ nọ mời thầy phong thủy đến để xem long mạch. Trên đường dẫn thầy phong thủy tới khu phần mộ nhà mình, anh ta bỗng nói: " Hay là chúng ta quay về đi, tôi thấy chim chóc bay toán loạn thế kia, chắc hẳn là lũ trẻ trong làng đang leo trèo lên cây hạnh nhân hái trộm quả rồi. Nếu thấy có người đi qua, thế nào chúng cũng hoảng loạn mà bỏ chạy, chẳng may đứa trẻ nào ngã xuống có mệnh hệ gì thì thật là nguy hiểm". Anh ta vừa dứt lời, thầy phong thủy đã gật gù tâm đắc: " Nghe anh nói vậy, tôi biết là không cần phải xem phong thủy nhà anh nữa. Anh biết lo nghĩ cho người khác như vậy thì dẫu có làm gì cũng đều sẽ thuận buồm xuôi gió".
Biết lo nghĩ cho người khác và phong thủy gia trạch thì có liên quan gì đến nhau? trong lòng anh ta thấy khó hiểu bèn hỏi lại, thầy phong thủy trả lời: "Anh không biết sao? Phong thủy lớn nhất của đời người chính là nhân phẩm!"
Câu chuyện trên cho chúng ta biết rằng, phong thủy quan trọng nhất của đời người không nằm ở gia trạch, thế đất, hay phần mộ tổ tiên, mà lại nằm ở tâm tính của mỗi người. Một người luôn hành thiện tích đức thì dẫu sống ở nơi phong thủy không thuận lợi cũng có thể biến chuyển thành tốt, con người lòng dạ hẹp hòi xấu xa thì dẫu có địa thế tốt cũng sẽ tự mình phá hỏng.
Kinh dịch xưa có câu: "thuận thiên giả tồn- nghịch thiên giả vong"
"phong và thủy" ấy không phải hoàn toàn là ngoại cảnh mà lại có quan hệ mật thiết với tâm tính của con người. Nếu phong thủy phụ thuộc vào tâm người, thì nguyên lý nằm ở đâu?
Cổ nhân giảng rằng: "Tâm sinh vạn pháp", câu nói ấy vô cùng đơn giản nhưng lại đúng đắn phi thường. Trong các yếu tố của phong thủy, thì:
Đứng đầu phong thủy là gì? Chính là Người.
Yếu tố đầu tiên của phong thủy là gì? chính là Tâm(Ý)
Yếu tố thứ hai của phong thủy là gì? chính là Miệng(Khẩu)
Yếu tố thứ ba của phong thủy là gì? Chính là hành vi (Thân).
Quá khứ vẫn luôn giảng rằng, làm người phải tu dưỡng cả Thân, KHẩu, Ý. Nếu xét ở một khía cạnh nào đó, thì đó cũng chính là để bồi dưỡng phong thủy cho đời người vậy.
Trong phong thủy, Master cũng đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố "tụ quang" ( hội tụ ánh sáng) và "tụ âm" ( hội tụ u ám).
Những người có lòng biết ơn, trong tâm tràn đầy thiện niệm, luôn nghĩ tốt cho người khác, thì sẽ tụ quang, biểu hiện trên mặt chính là nụ cười. KHuôn mặt tươi tắ, thần thái rạng ngời, miệng tựa đóa sen, như vậy sẽ tạo thành hình nguyên bảo ( đỉnh vàng), từ đó sẽ phát tài.
Còn những người luôn oán hận trách móc người khác, nói lời lưỡng thiệt, ghen tị ganh đua với người khác, thì sẽ tụ âm. Khí âm trầm xuống, biểu hiện trên khuôn mặt chính là vẻ u ám rầu rĩ, mang tướng sầu khổ, khẳng định là sẽ chiêu mời xúi quẩy.
Người xưa diễn giả luật này là " đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" hay " ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Cái gì giống nhau sẽ thu hút và tìm đến với nhau. MỘt khía cạnh quan trọng khác của luật hấp dẫn là khi một ý nghĩ được nung nấu, nó sẽ có khả năng hấp dẫn các phương cách để biến ý nghĩa đó thành hiện thực!