Có nhiều trường phái phong thủy, vậy nên tin vào trường phái nào?
Xin thưa với các bạn, khi tôi mới bước chân vào nghề, tôi thấy trước đây mình học toán học, học cộng trừ nhân chia đâu có liên quan gì đến nhau, nhưng khi mình học vật lý, học hóa học, học sinh học, học về văn học, tất cả các môn học mình học đến một trình độ nào đó thì sẽ thấy được không có môn nào không có liên quan đến nhau hết, mọi thứ mình học đều liên quan đến nhau. Như vậy tất cả các trường phái về Phong Thủy đến tận cùng của nó, nó trả về nguyên lý của tự nhiên, nguyên lý tự nhiên là cái gì, nó theo định luật, định lý, còn khi bạn theo học thuyết, giả thuyết thì nó mang tính tương đối, giống như thuyết tiến hóa của Đac Uyn là mang tính tương đối, chưa có chuẩn xác. Nhưng khi vào định lý, định luật thì nó cực kỳ chuẩn xác, mà nó chính là nguyên lý để chúng ta đi theo. Như vậy trong Phong thủy có rất nhiều trường phái nhưng tận cùng phải lên đến định lý, định luật thì bạn phải nhớ đó là chuẩn.
Như vậy, tôi xin đưa ra 12 định lý giúp cho các bạn thấy được một cách rõ ràng. Ai đạt đến chỗ này, dù thầy đó mới vào nghề hay thầy đó lâu năm, hay thầy đó học trường phái bên Singapore, Trung Quốc, Malaisia, Việt Nam hay của Campuchia đi nữa thì nó cũng phải đến một chỗ chung, mà đến đỉnh núi nó sẽ gặp nhau.
Ví dụ như chiều cao của 1 người 1m7 nếu đi đo bằng Inch thì nó cũng chỉ ra được 1m7 thôi. Quy đổi ra, một người nặng 50 kg, dù có gọi là kg hay pound cũng vẫn ra được kết quả, chứ không có ra được cái gì đó mà người khác nói là không đo được, cái đó ngụy biện, xảo biện, là ngu dân, là mị dân là mê tín.
Dùng đúng từ là như thế tùy vào cấp độ mình tin. Cho nên cái từ PHONG THỦY là cái từ được rất nhiều người lạm dụng để kiếm tiền bất chính không nghĩ đến chữ Phúc là đỉnh điểm của Phong thủy.
Ví dụ có nhiều người bốc 1 bát hương lấy chục triệu, trăm triệu rồi đem những thứ bùa ra chấn, yểm...Bạn đưa cái bát hương đó về thờ mà bạn tốn hàng chục hàng trăm triệu thì trước tiên là bạn tốn cái gì rồi, tốn tiền chứ tốn cái gì.
Vậy 12 định lý trong phong thủy đó bao gồm:
1/ Âm và Dương là 2 cực biểu hiện vận động cùng nhau của nguyên động lực Bành Trướng. Lực giãn nở căn bản của vũ trụ mà giác quan thông thường của con người không nhận thấy được.
Như vậy, vũ trụ là không ngừng giãn nở, hệ mặt trời của chúng ta không ngừng giãn nở, và con người chúng ta, cái cây cũng không ngừng giãn nở, nó giãn nở đến mức mà tận cùng của nó thì nó diệt, nó tử, mà mức cuối cùng của nó là sự chết, mà tận cùng của sự chết là sự tái sinh. Như vậy cái cây mình thấy nó cao cao lên, mà đến mức nó hết cao thì bắt đầu nó suy, Như vậy lực giãn nở của nó là không ngừng phát triển, mà nền tảng của nó là Âm và Dương là 2 cực, lúc cực Dương, lúc cực Âm. Cho nên cục nam châm có 2 cực, bản đồ có 2 cực, quả địa cầu cũng có 2 cực, cực Bắc và cực Nam, do điện từ âm và điện từ dương nó xoay, kéo nhau liên tục, nó quay chạy vòng vòng nhưng mà nó lại nghiêng, nếu không có lực của điện từ âm điện từ dương, quả cầu nó không xoay được. Muốn cái gì nó xoay được bạn phải tạo lực thì nó mới kéo được.
Định lý 2: Âm và dương sinh ra liên tục trong chuyển động không ngừng của Nguyên Động Lực Bành trướng.
Âm và Dương không bao giờ đứng im, nó sinh ra liên tục, lúc thì âm, lúc thì dương, buổi trưa nắng nóng là bởi vì cái dương nó sinh ra liên tục, buổi sáng là âm nó còn nhiều, nhưng đến buổi chiều là cái dương nó giảm, cái âm bắt đầu sinh ra, trời mây nhiều, mát mẻ, dịu mặt trời, ra đường dễ chịu hơn là âm sinh ra dương bắt đầu suy giảm, vậy âm dương chuyển biến với nhau liên tục. Cho nên cơ thể của chúng ta cũng vậy, năng lượng của chúng ta sáng trưa chiều tối các bạn đều thấy khác nhau.
Định lý 3: Âm thì ly tâm, Dương thì lưỡng tâm, Âm Dương phát sinh năng lượng gọi là Khí.
Cái hướng tâm là cầu tâm lực cho nên khi vật nào nó nhỏ, nó nặng về chất thì là dương. Vật nào to, nó Bành Trướng nhưng nó lại nhẹ thì nó là âm. Cơ thể người nào nhìn to, bự nhưng cân lên có 7,80 kg thì nó đang bị âm, nhưng nếu người nào to, chắc cân lên được trăm cân là người đó dương. Gọi là béo nhưng mà dương, còn có người béo nhưng âm, có người gầy mà âm, người gầy nhưng dương. Bởi vì lực ly tâm, lý giải tại sao mà viên kim cương nó nhỏ xíu nhưng nó nặng nó chất cho nên năng lượng nó dương khủng khiếp, trên 20k Bovis khi đo cảm xạ đồ, năng lượng của ngọc, của ruby của saphire cũng vậy. Nhưng mà cục đá thường to bự, khi đem lên cân thì so sánh giữa kim cương và cục đá đó xem cái nào nặng hơn, se thấy được tỷ lệ nghịch với nhau về cân nặng và năng lượng bovis. Khi lấy cục đá thường và cục đá thạch anh to bằng thì ta thấy được cục đá thạch anh sẽ nặng hơn, bởi độ bền chắc của nó, độ kết cấu, nên kim cương nó còn có từ là clear, cut, carat, colour...nhưng cái chữ đó có liên quan đến điều gì, chính là năng lượng bên trong cái đó, nó kết tinh là màu, là độ trong suốt, là độ cứng, là vết cắt vết xước của nó...
Định lý 4: Âm hút dương, dương hút âm.
Chúng ta lưu ý, cực âm nó hút cực dương, cho nên phụ nữ càng mềm mại, càng yếu đuối, càng uyển chuyển càng đẹp thì nó hút các ông càng hào hoa, càng có tài. Đàn ông thích cái đẹp, phụ nữ thích cái tài, cho nên người cực đẹp thì fai thích người cực tài, người phụ nữ vừa vừa thì sẽ kiếm được ông chồng tài vừa vừa, thế nên chúng ta thường thấy các ông cực tài, cực giỏi thì thường lấy được các cô cực đẹp cực xinh cực nhu mì. Còn chúng ta thấy chúng ta đang ở mức độ vừa vừa thì có nghĩa là chồng chúng ta cũng đang ở mức độ tài vừa vừa, cái đó là nguyên lý. (có khi nào bạn muốn lấy được người cực tài cực giỏi thì chúng ta không thể trở thành người ...cực xấu nha các bạn kkk)
Định lý 5: Lực âm và dương phối hợp nhau theo tỉ lệ bất định để tạo ra mọi hiện tượng.
Nắng, mưa, gió, bão, sấm sét đều do âm dương cuốn hút. Nổ sấm đều là do hiện tượng va chạm vào nhau giữa điện tích âm và dương, gió giật ầm ầm là do điện từ âm nó hoạt động, cho nên trong cơ thể chúng ta vui, buồn, giận hờn, ghét yêu hạnh phúc là do âm dương nó vận hành, dương nó vận hành nhiều là do sự vui và hạnh phúc nó đang diễn ra, âm nó vận hành trong người nhiều là do sự buồn, ủ rũ, mệt mỏi, chán nản, uể oải, thất vọng sinh ra. Mà âm dương bất cân bằng không vận hành nữa thì âm nó đi theo âm, dương nó đi theo dương là sắp đi DTOB ( đoàn tụ ông bà) bằng VISa free nha các bạn.
Định lý 6: Mọi hiện tượng đều tạm thời, đó là những cơ cấu vô cùng phức tạp và có tỷ lệ phối hợp âm dương, chuyển biến, thường xuyên biến đổi. Sự vật vận đôngj và biến đổi không ngừng.
Cho nên mọi sự vật đều tạm thời, không có gì là trường cửu. Khi một người giàu là bạn biết không thể giàu mãi được, một người khó không thể khó mãi được, người đang năng lượng thấp không phải là năng lượng thấp mãi được. Chủ động chuyển động thì năng lượng nó phải chuyển động được. ( liên hệ ĐinhT Hằng để biết thiên thời của mình khi nào đến để mình đầu tư không có sự thất bại, người năng lượng bovis thấp thì sẽ có lại năng lượng dương cao nhất có thể thể chuyển xấu thành tốt, đó là Cải Vận nhờ Phong Thủy)mình tích cực, mình tạo ra môi trường cho nó, Bên ngoài gia nhập năng lượng dương vào, bên trong nội sinh năng lượng dương thì làm sao mình không vượt qua được cái khó khăn hiện tại, cái hiện trạng bế tắc được bởi vì mình hiểu được nội sinh và ngoại nhập, 2 cái điều kiện nó mang tính tạm thời, người nào khỏe không thể khỏe mãi được, người nào yếu không thể yếu mãi được, cái cây nó cao mãi thì nó lên đụng vào trời thì lên tới đó nó lại ngưng. Đó lý định lý bất biến, mà định lý thì không sai, nó là bất di bất dịch của trời đất, dù cho trái đất có nổ ra nó vẫn là như vậy.
Định lý 7: Không có gì hoàn toàn âm, không có gì hoàn toàn dương, trong dương có âm trong âm có dương.
Một người đang giàu thì lập tức có họa liền, tại sao vậy. Gặp nhau ca phê là mình giải thích liền nha, dài dòng lắm...
Định lý 8: Không có gì trung tính, mỗi hiện tượng luôn có sự vượt trội của âm và dương.
Ngay tại thời điểm này thì dương nó trội, ngay thời điểm kia thì âm nó trội, chứ không có cái gì là cân bằng âm dương bằng nhau được, chúng ta có muốn thở hay không thì hơi thở nó vẫn tự nhiên, có muốn nghe hay không thì âm thanh nó vẫn đến với mình, có ai kiểm soát được sự nghe sự thở không, có ai kiểm soát được sự lão hóa của tế bào trong cơ thể của mình không.
Định luật 9: Sức hút tỷ lệ nghịch với sự cách biệt giữa hợp thể âm và dương, càng khác nhau hoặc càng xa nhau thì càng hút nhau.
Tôi với bạn khác nhau về mặt tư tưởng, khác nhau về mặt năng lượng thì có thể hút nhau rất mạnh.
Vợ chồng có thể yêu nhau rất nhiều nhưng khi lấy nhau rồi thì mới có chuyện, cho nên đông tứ mệnh và tây tứ mệnh khi yêu nhau là thế nhưng khi lấy nhau là có chuyện để nói nha các bạn.
Định luật 10: Âm đẩy âm, Dương đẩy Dương
( lấy 2 cục nam châm cùng cực là đẩy nhau, nhưng âm dương găp nhau là hút nhau liền, bóng đèn có 2 cực âm dương gặp nhau là sáng liền.)
Sức đẩy tỷ lệ nghịch với sự tương cận của 2 năng lượng âm dương, càng giống càng đẩy nhau. Giải thích được lý do trong công ty chúng ta quá giống nhau, quá gần về tư tưởng, quá giống nhau về mục tiêu là chúng ta đẩy nhau, cho nên 1 rừng không thể có 2 con hổ. Hiểu được định lý này để đưa vào đời sống vô cùng tuyệt vời.
Định luật 11: tỷ lệ âm dương trong mọi hiện tượng luôn biến đổi theo không gian và thời gian, âm đến cực độ sinh dương, dương đến cực độ sinh âm.
(Buồn đến cực độ sinh vui, vui đến cực độ sinh buồn, cty phát triển cực độ hưng thịnh sẽ là họa, mà cực họa sẽ là chuyển động cho sự phát triển mới.
Định luật 12: Mọi vật thể đều Dương bên trong và Âm bên ngoài.
( Đây là nguyên lý tự nhiên, bên trong cái hạt là dương, bên ngoài cái hạt là âm. Bên trong xương chưa khí, khí là cực Dương, xương lại là Dương của phần thịt. Doanh nghiệp nào bên ngoài mà hào nhoáng mà trong nó rã rời của bộ máy của tổ chức là đang đi nghịch tự nhiên...